tourist freetime da nang, thue xe da nang, thue xe tu lai da nang, thue xe du lich da nang, thue xe dam cuoi da nang, thue xe du an, thue xe hop dong, dich vu cho thue xe gia re, da nang thue xe da nang, thue xe tu lai da nang, thue xe du lich da nang

kinh doanh dich vu du lich, van tai cuu ho, thue xe dam cuoi da nang, thue xe du an, thue xe hop dong, kinh doanh dich vu van tai taxi, thue xe du lich da nang, thue xe dam cuoi da nang, thue xe du an, thue xe hop dong

kinh doanh nganh hang van tai va du lich, thue xe da nang, thue xe tu lai da nang, thue xe du lich da nang, thue xe dam cuoi da nang, thue xe du an, thue xe hop dong, thiet ke web aspx, thiet ke website gia re, thiet ke web chuan seo, lien he: 0905512238 - mr tuan, maiductuan@gmail.com

GIỚI THIỆU ĐÀ NẴNG

 

     Đi tìm nguồn gốc Sông Hàn

 

     Sông Hàn chảy ngang giữa lòng thành phố như một dải lụa vắt nhẹ trên bờ vai người thiếu nữ đang xuân. Sông Hàn - dòng sông gắn liền với biết bao kỷ niệm của những lớp người Đà Nẵng, dòng sông cũng là chứng nhân của những đổi thay ở thành phố trẻ trung và đầy năng động, đang từng ngày phát triển. Sông Hàn khiến bao du khách đến với thành phố này cứ ngỡ ngàng bước đi không đành, lòng thầm ước sẽ gặp lại.

 

     Tuy vậy, tên sông Hàn có từ bao giờ, sông Hàn bắt nguồn từ đâu vẫn là điều rất nhiều người dân Đà Nẵng và du khách thắc mắc.
 Bài viết sau của tác giả Lê Văn Tất sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về Sông Hàn.

Cầu Sông Hàn Đà Nẵng
Cầu Sông Hàn Đà Nẵng

*  Bắt nguồn từ hai chữ Hàn môn trên bản đồ Thuận Hoá
 
Trong đời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490) vua định lại bản đồ 13 xứ thừa tuyên trong nước lần cuối. Mỗi thừa tuyên được vẽ riêng trên một tấm bản đồ mà về sau thường gọi là “bản đồ Hồng Đức". Trên đầu bản đồ có ghi hàng chữ lớn: “Thuận Hoá Thừa Tuyên Sơn Xuyên Hình Thể Chi Đồ” có nghĩa là bản đồ hình thể núi sông của thừa tuyên Thuận Hoá. Dòng Sông Hàn ngày nay thuộc về huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hoá thời xưa.

 

Trên tấm bản đồ thấy ghi: phía Bắc giáp giới Nghệ An, phía Nam giáp giới Quảng Nam, phía Tây giáp giới Ai Lao , phía Đông giáp giới Đại Hải tức là biển lớn ( Thừa tuyên Thuận Hoá đến bờ Bắc dòng sông Thu Bồn, phía Nam dòng sông là thừa tuyên Quảng Nam). Dọc theo bờ biển Thuận Hoá có 10 cửa biển để ghe thuyền trú ẩn mỗi khi gặp sóng to gió lớn. Theo thứ tự Bắc đến Nam trong bản đồ, xin kể tên những cửa biển ra đây:

1- Di Luân môn瀰淪門,

2- Cương Giản môn剛澗門, (?)

3- Thuận Cô môn順姑門,

4- An Niệu môn安袅門,

5- Nhật Lệ môn日灑門,

6- Minh Linh môn明灵門,

7- Việt môn tức cửa Việt越門,

8- Tư Khách môn思客門,

9- Thuỷ Khê môn水溪門,

10- Hàn môn tức cửa Hàn瀚門.

Phần dẫn giải các cửa biển
Phần dẫn giải các cửa biển

     * Hàn môn ở đâu ?.

     Cái vũng nước mặn sâu hoắm, rộng thình nằm về phía Đông Bắc thành phố Đà Nẵng (cổ), có núi Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, hòn Hành, hòn Chảo che chắn gió biển phía ngoài. Còn phía trong thì có con đường Nguyễn Tất Thành chạy ôm sát bờ, tạo thành một dải phân cách giữa đất liền với nước. Với khoảnh trời biển chừng ấy mà mang nhiều cái tên, bao gồm tên ta, tên Tây, tên Tàu tưởng chừng như đã kỉ lục thế giới về số tên gọi ! đó là: Vũng Thùng, Đồng Long Loan, Vịnh Sơn Trà, Vịnh Đà Nẵng, Đà Nẵng Hải môn, Cửa biển Đà Nẵng, Đà Nẵng Hải tấn, Hàn Hải tấn, Hàn cảng, Kénan, Touron, Tou Nang, Hiện cảng, Cửa Hàn, Hàn môn, … còn cửa biển Đại Chiêm môn, tuy ở gần cảng Hàn môn nhưng thuộc về thừa tuyên Quảng Nam nên không có tên trong phần này.


      * Tại sao có mỗi chữ “Hàn” mà nhiều người giải nghĩa khác nhau?

     Trong Hán Việt tự điển của nhiều tác giả, tính chung chung thì có độ 10 “chữ Hàn”, nhưng mỗi chữ khác nhau về bộ thủ, về tự dạng (mặt chữ), về tổng số nét. Dĩ nhiên cái nghĩa đen của mỗi chữ phải khác xa nhau.
 Như:

­     - Chữ Hàn bộ thuỷ (19 nét) 瀚 nghĩa là rộng lớn, bao la mênh mông bát ngát.

     - Chữ Hàn bộ vi (18 nét)韓nghĩa là nước Hàn ở Trung Quốc thời Đông Chu xưa.

     - Chữ Hàn bộ vũ (16 nét)翰 nghĩa là lông cánh chim, hàn lâm.

     - Chữ Hàn bộ miên (12 nét)寒nghĩa là lạnh lẽo, hàn sĩ.

     - Chữ Hàn bộ Kim 釬 hoặc銲nghĩa là hàn các kim loại lại cho dính liền lại với nhau. Thuốc hàn.
     - Chữ Hàn bộ thuỷ nhưng ít nét (6 nét) 汗nghĩa là mồ hôi.

     Chính là do nhiều chữ Hàn như vậy nên các cụ giải nghĩa theo chữ Hàn quen thuộc của mình, để cái nghĩa khác xa với chữ Hàn đối tượng瀚, một lý do khác nữa là chữ Hàn bộ thuỷ thuộc loại cá biệt tức là không thuộc diện phổ thông trên văn thư sử dụng hằng ngày nên các cụ thấy lạ lẫm.
Ngày nay đi tìm chữ Hàn bộ thuỷ trong thư tịch cổ thì thấy khó. Bởi vì những sách in trước 1945 có lồng chữ Hán thì rất khó tìm. Những sách in từ 1945 đến 1975 hoặc in đến năm 1995 thì phần nhiều đều không có chữ Hán, hoặc có nhưng không thuộc diện mình tìm.
 
     Tuy nhiên vẫn còn thấy chữ Hàn bộ thuỷ này trong sách Đại Nam nhất thống chí, sách Phủ Biên Tạp Lục, sách Hoà Vang Huyện Chí. Điều đặc biệt Hoà Vang Huyện Chí là sách trong nhà chủ của Sông Hàn, do tú tài Trần Nhật Tỉnh viết ra năm Tự Đức thứ 21 (1868). Đến năm Thành Thái thứ 17 (Ất Tỵ niên -1905) thì người cháu ngoại là Đỗ Thúc Nguyên沅chứ không phải Trầm沈đã sao chép tay thành sách. Đây là quyển gốc, còn y dấu chấm, dấu móc, bằng son đỏ, hiện Bảo Tàng Đà Nẵng đang lưu giữ. Tú tài Trần Nhật Tỉnh người ở làng Quan Nam nay thuộc xã Hoà Liên huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng, theo sách này ghi thì ông thi hương 4 khoa năm Canh Tuất (1850). Năm Nhâm Tý (1852), Ất Mão (1855), Mậu Ngọ (1858). Cả 4 khoa đều đỗ Tú tài (chớ không đỗ cử nhân để làm quan. Về sau ông được bộ Lễ giao chỉnh sửa và bổ sung quyển 13 trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí ).

 
     *Khởi nguồn sông Hàn

     Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết về sông Cẩm Lệ (và sông Hàn) thì dòng sông này có hai nguồn. Nguồn thứ nhất xuất phát từ núi Kiền Kiền rồi chảy ra xứ nguồn Lỗ Đông làm sông Lỗ Đông. Nguồn thứ hai phát xuất từ núi Vịnh Phàm rồi cũng chảy ngang xứ nguồn Lỗ Đông làm sông Vịnh Phàm, rồi chảy qua xã Hội Thành, rồi đến thôn Đông Cao thì hai nguồn hợp nhau với nhánh sông kia. Từ đây sông chảy 17 dặm về phía Đông thì đến làng Bồ Bản. Nơi đây có dòng sông Thạch Bồ (còn gọi sông Yên) nhập vào, lại chảy xuống phía Đông 5 dặm nữa đến xã Cẩm Lệ để làm sông Cẩm Lệ. Lại chảy chừng 7 dặm nữa qua xã Hoá Khuê Trung (nay Phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) và xã Hoá Khuê Tây làm thành sông Hàn chữ nôm viết là滝瀚 mà chữ Hán viết Hàn Giang瀚江.

     Cũng theo Đại Nam Nhất thống chí, đổ vào hạ lưu sông Cẩm Lệ có sông Cổ Mân, dân gian gọi là sông Cái, nối từ hạ lưu sông Vĩnh Điện đi qua làng Cổ Mân, nay thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. Như vậy, ở ngã ba sông này là chính là nơi bắt đầu của sông Hàn và kết thúc tại cửa biển Đà Nẵng.

 * Kết :

     Theo tên gọi 10 cửa biển kể trên đều viết bằng chữ Hán thuần tuý (TT) vậy 2 chữ Hàn môn瀚門 có nghĩa là: Môn là cửa, chữ Hàn bộ thuỷ có nghĩa là rộng lớn, bao la mênh mông bát ngát (1). Vì thấy cửa biển rộng lớn như thế kia, nên Tiền nhân đặt tên “Hàn môn” tức là “Cửa Hàn”, cũng giống như đặt tên Việt môn là cửa Việt ở trên vậy. Vì tổ tiên ta có lệ “Xem mặt đặt tên”, tên nhân danh hay địa danh cũng như thế, nhất là những cái tên được viết bằng chữ Hán (TT).

 

     Từ sự lựa chọn ấy mà “Hàn môn” chào đời, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên địa phương ấy, đúng theo tinh thần của Đại Việt một trăm phần trăm, chớ tuyệt đối không theo quy luật giao thoa các ngôn ngữ của nước nào cả. Hay nói rõ hơn là không dùng nguyên ngữ Chăm pa để phiên âm ra tiếng Việt mà viết chữ Hàn này. Nếu đúng như vậy thì đã bị vua Lê Thánh Tông  xoá bỏ mất rồi trong năm “ định lại bản đồ” chứ không còn lưu trên bản đồ đến bây giờ. Như năm 1470 khi mới bắt đầu chinh phạt mà vua đã làm, (được sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi) “Vua xem địa đồ nước Chiêm đổi lại danh hiệu núi sông”. Lúc mới xuất chinh mà còn làm như vậy huống chi khi đã ổn định đất nước ?


     Nhìn chung những cửa biển ghi trên bản đồ Thuận Hoá, phần nhiều đặt tên theo địa danh hành chính có sẵn trên bờ, hoặc đặt tên theo các xứ đất nhỏ lẻ địa phương hoặc những địa chỉ ít người biết đến nhưng lại quen thuộc với giới hàng hải mỗi khi đi biển. Còn cửa biển số 9 và 10 hình như thời ấy chưa có địa danh nào trên bờ được thuyết phục, nên Tiền nhân đặt tên Thuỷ Khê môn và Hàn môn. Cuối xấp hoạ đồ (gồm Trung Đô và 13 thừa tuyên) có câu: “Hồng Đức nhị thập nhất niên tứ nguyệt sơ lục nhựt” (năm 1490). Có thể nói đây là lần đầu tiên xuất hiện 2 chữ Hàn môn.


 
     Từ cái tên Hàn môn thường gọi cửa Hàn đi vào ổn định, thì dòng sông từ Cẩm Lệ chảy vào cửa Hàn cũng được đặt tên là Hàn Giang thường gọi sông Hàn. Trên bờ sông bên tả có cái chợ lớn cũng được gọi tên là chợ Hàn tức Hàn thị. Khu dân cư đông đúc ở bên tả dòng sông cũng được gọi là khu Phố Hàn tức Hàn phố. Vậy cho thấy 3 chữ: Sông Hàn, chợ Hàn, phố Hàn là 3 cái tên đặt theo từ cái tên chính từ cửa Hàn tức Hàn môn mà ra.

 
             
LÊ VĂN TẤT  

 

24/11/2014 Views: 94.153
[ * ] CÁC BÀI VIẾT CÙNG MỤC
Ngoài Đà Nẵng, các địa danh khác cũng nằm trong top 10 là Naha của Nhật Bản, Hurghada của Ai Cập hay Kazan của Nga.
Tại Hội nghị năng lượng Diễn đàn Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 44 diễn ra tại Washington năm 2012, từ các tiêu chí đánh giá xếp loại thành phố sạch, Đà Nẵng được công nhận là 1 trong 20 thành phố có hàm lượng cacbon trong khí thải ra môi trường thấp nhất trên thế giới.
Một trong những điểm nhấn nổi bật của thành phố Đà Nẵng là những chiếc cầu nối liền đôi bờ sông Hàn. Bởi lẽ không chỉ giúp người dân đi lại thuận lợi hơn mà còn kết nối giao thương, tạo đà cho phát triển kinh tế, đồng thời tạo nên nét riêng cho thành phố với những kiến trúc mới lạ, ý tưởng thiết kế độc đáo. Không những thế, khi màn đêm buông xuống dòng sông Hàn, những chiếc cầu trở nên rực rỡ hơn dưới những ánh đèn màu, càng làm tôn thêm vẻ quyến rũ của một thành phố trẻ năng động. Một trong số đó phải kể đến cầu Thuận Phước – cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam.
Xem thêm

Nếu bạn đi du lịch Đà Nẵng, nhất định những điều này bạn nên biết

Tour Mỹ Sơn đi từ Đà Nẵng

Tour Đà Nẵng city

Tour ghép Đà Nẵng đi Huế

Thuê xe đi nội thành Đà Nẵng

Thuê Xe Đà Nẵng Giá Rẻ

Tour Đà Nẵng Huế 1 ngày

Dịch vụ thuê xe dài hạn FreeTime Đà Nẵng nhanh chóng tiện lợi

Dịch vụ đón khách từ sân bay Đà Nẵng

Đà Nẵng đứng đầu top điểm đến mới thu hút năm 2015

Chiêm ngưỡng 3 con đường đẹp nhất Đà Nẵng

8 điều khiến Đà Nẵng đáng yêu, đáng đến... nhiều lần !

Cầu Thuận Phước – dải lụa nối đôi bờ sông Hàn

Time of Da Nang - Vẻ đẹp Đà Nẵng đi cùng với thời gian

Ưu đãi Giáng sinh tại Pullman Đà Nẵng

TOURIST FREETIME DANANG
Địa chỉ: Số 37 Phan Thúc Duyện, Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0919.517.728 - Email: touristfreetimedanang@gmail.com
Website: http://freetimetourist.com
Count:  1.072.764
 1
kinh doanh dich vu du lich, van tai cuu ho, thue xe dam cuoi da nang, thue xe du an, thue xe hop dongkinh doanh dich vu van tai taxi, thue xe du lich da nang, thue xe dam cuoi da nang, thue xe du an, thue xe hop dongkinh doanh nganh hang van tai va du lich, thue xe da nang, thue xe tu lai da nang, thue xe du lich da nang, thue xe dam cuoi da nang, thue xe du an, thue xe hop dongthiet ke web aspx, thiet ke website gia re, thiet ke web chuan seo, lien he: 0905512238 - Mr Tuan, maiductuan@gmail.comDesign by: 24hdanang + 0905512238 + MAI ĐỨC TUẤN + 0905512238